Khi chuyển đến nhà mới, lễ nhập trạch là nghi thức không thể thiếu để gia chủ có một cuộc sốn thuận lợi, bình an. Trong bài viết này, bàn thờ Nhất Tâm sẽ giới thiệu ý nghĩa của lễ nhập trạch và gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ nhập trạch khi tiến hành nghi thức này.
Mục lục
Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Xây nhà, mua nhà là chuyện trọng đại của một đời người và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của gia đình sau này. Vì thế, khi thực hiện một lễ nhập trạch chu toàn thì gia chủ sẽ có một cơ ngơi bình yên, vững chãi, nhận được những may mắn trong cuộc sống.

Về tác dụng của lễ nhập trạch, nghi lễ này sẽ giúp gia chủ xin phép thần linh và gia tiên để được chuyển đến chỗ ở mới. Thần linh từ đó biết được gia chủ là ai để tiện cho việc bảo vệ, giúp đỡ, từ khuôn viên sẽ được an toàn. Đây cũng là dịp để gia chủ gửi những lời cầu mong của mình đến gia tiên và thần linh để mong được họ phò hộ, độ trì.
Chuẩn bị mâm lễ nhập trạch như thế nào?
Chuẩn bị mâm lễ nhập trạch
Bên cạnh những ý nghĩa đã nêu ở trên, thì lễ nhập trạch còn là nghi thức để tiễn đưa những vong linh còn sót lại tại khu vực mà gia chủ sắp sinh sống. Thế nên mâm cúng lễ nhập trạch cần được chuẩn bị chỉn chu, chú trọng từ các vật phẩm, văn khấn cho đến ngày giờ thực hiện.
Gia chủ không nhất thiết phải sắm một mâm cúng lễ nhập trạch quá cầu kỳ, hiển nhiên là gia chủ có điều kiện thì có thể chuẩn bị một mâm lễ lớn. Mốt chốt nằm ở đủ vật phẩm cúng cần thiết và lòng thành.

Thông thường, mâm lễ nhập trạch sẽ gồm có bộ tam sên là một quả trứng vịt luộc, một con tôm luộc và một miếng thịt luộc; một con gà luộc; xôi; ba chén trà; ba điếu thuốc; ba chén rượu. Kèm với đó là vài món mặn khác như canh, món xào.
Những vật phẩm quan trọng kế tiếp sẽ là hương đèn, vàng mã, hoa, quả, cặp đèn cầy đỏ, ba miếng trầu cau, 3 hũ gạo – muối – nước. Hoa thì gia chủ có thể chọn hoa đồng tiền, hoa cát tường, hoa hồng hoặc những loại hoa tượng trưng cho may mắn, quả thì có thể chọn mâm ngũ quả có màu sắc tươi tắn.
Ngoài ra, nếu gia chủ muốn cúng chay thì có thể thay thế những món mặn trên bằng các món chay.
Thực hiện nghi lễ sau khi chuẩn bị mâm lễ nhập trạch
Sau khi chuẩn bị những vật phẩm cần thiết cho mâm lễ, gia chủ hãy tiến hành cúng lễ nhập trạch khi giờ lành đã điểm. chuẩn bị, đích thân chủ nhân của ngôi nhà mới sẽ thắp nén nhang, xin phép các vị thần linh, thổ địa được rước vong linh gia tiên về với nơi thờ cúng mới. Sau khi kết thúc phần khấn thần linh và thổ địa, gia chủ tiếp tục làm lễ khấn báo cáo mời các vị gia tiên về nhà mới.
Đầu tiên, gia chủ hãy đốt lò than và đặt nó ở vị trí cửa ra vào sau đó cùng người thân cầm bát hương, bài vị gia tiên rồi lần lượt bước qua lò than. Hãy nhớ là gia chủ sẽ bước trước, chân trái rồi đến chân phải. Lúc này, gia chủ cùng các thành viên hãy nhanh chóng sắp xếp bàn thờ gia tiên, thổ địa, thần tài và bày biện mâm lễ sao cho đúng hướng với mệnh tuổi của gia chủ.
Mâm lễ đã sẵn sàng thì gia chủ hãy thắp nhang, đọc văn khấn, bật bếp và nấu nước để lấy vận may, gia chủ nên để nước sôi khoảng từ 5 đến 7 phút, nước sôi có thể dùng để pha trà. Công việc tiếp theo à hóa tro vàng mã, lưu ý là phải dùng rượu tưới lên tro. Sau cùng, gia chủ hãy đặt 3 hũ gạo, muối, nước lên bàn thờ ông Táo.
Nhìn tổng thể, lễ nhập trạch có sức ảnh hưởng to lớn về sau khi gia chủ chuyển đến ngôi nhà mới, vậy nên gia chủ cần phải xem trọng cái lễ này nhằm có được sự bình yên, sung túc, may mắn. Mong rằng nội dung bài viết sẽ có ích với quý gia chủ, hẹn gặp lại quý gia chủ trong những nội dung tiếp theo.