Trong bài viết này, bàn thờ Nhất Tâm Tam Kỳ sẽ chia sẻ đến bạn cách lau dọn bàn thờ ngày tết sao cho chỉnh chu để đón một năm mới được những điều an lành, may mắn.
Mục lục
Lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Lau dọn bàn thờ để nơi thờ cúng luôn được tôn nghiêm là điều hết sức quan trọng. Với không ít người, việc lau dọn bàn thờ là đơn giản, nhưng thực tế thì đây là chuyện cần phải thực hiện bài bản để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ. Nhiều gia chủ thực hiện việc lau dọn bàn thờ một cách vội vàng như chỉ hạ vật thờ cúng xuống rồi lau chùi, đây là việc cần phải tránh.

Thời gian lau dọn bàn thờ ngày Tết thường được thực hiện vào những ngày 23, 24, 25 tháng chạp. Quá trình lau dọn nên diễn ra trong các khoảng thời gian từ 6 giờ đến 11 giờ 55 phút và 13 giờ đến 17 giờ 55 phút. Khoảng thời gian buổi tối thì gia chủ không nên thực hiện việc lau dọn bàn thờ.
Gia chủ cần mặt trang phục lịch sự và tay chân phải sạch sẽ để tiến hành các nghi thức quan trọng trước khi bắt đầu việc lau dọn bàn thờ. Chuyện đầu tiên phải là làm gia chủ hãy cúng một lễ nhỏ để xin phép bề trên, gia tiên bao gồm hương, nến, hoa, quả, vật phẩm là thức ăn như gà, lợn, xôi hoặc đồ chay.
Các bước để lau dọn bàn thờ ngày tết chuẩn phong thủy
Thắp hương và khấn vái

Gia chủ dâng các vật phẩm cúng đã chuẩn bị lên bàn thờ, sau đó thắp hương rồi khấn xin bề trên, gia tiên về việc gia chủ sẽ tiến hàng lau chùi các vật dụng, việc xin phép không cần phải quá cầu kỳ, tuy nhiên gia chủ phải thành tâm và lời nói phải rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ thông tin, nếu thay mới vật nào đó thì phải xin phép rõ. Đến khi hương tàn thì gia chủ hãy bắt tay vào việc lau dọn.
Lau dọn bàn thờ
Khi hạ các đồ thờ cúng, gia chủ phải để các đồ vật ấy trên một chiếc bàn sạch sẽ, cao ráo và có trải vải hoặc giấy. Nếu nhận thấy bát nhang có thể được lau sạch bụi dễ dàng thì gia chủ có thể giữ nguyên vị trí trên bàn thờ. Gia chủ nên đặt các đồ thờ cúng ngăn nắp để tránh làm ngã và nhầm lẫn khi đặt chúng trở lại bàn thờ.
Gia tiến hành lau toàn bộ tủ thờ hay bàn thờ và các vật dụng bằng rượu để có sự trang trọng nhất. Nhận thấy các đồ vật đã sạch sẽ thì gia chủ dùng khăn khô để lau sạch nước trên bề mặt, rồi chờ đợi một lúc để chúng được khô hoàn toàn. Gia chủ tuyệt đối không được để các vật phẩm thờ cúng dưới đất để lau chùi hay kẹp các vật ấy vào nách, chân.
Rút tỉa chân nhang
Gia chủ hãy sử dụng khăn và chổi khô để quét bụi cùng tàn hương bám trên cũng như dưới chân bát nhang. Chổi thì gia chủ nên dùng loại chổi nhỏ và chưa từng được sử dụng vào việc gì. Kế đến, gia chủ rút chân nhang ra khỏi bát bằng sự nhẹ nhàng, cẩn thận, số nhang còn lại trong bát là những số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9.

Sau khi lấy chân nhang xong, gia chủ dùng rượu để lau sạch bụi còn bám trên bát nhang và khu vực xung quanh rồi lau khô khi thấy mọi thứ đã sạch đẹp. Chân nhang đã lấy ra thì gia chủ không được vứt lung tung, tốt nhất là nên đem đi đốt.
Khấn vái để tổ tiên an vị
Quá trình lau dọn đã hoàn tất, gia chủ hãy đặt các vật phẩm thờ cúng trở lại trên bàn thờ giống với vị trí ban đầu rồi thắp nhang khấn vái để báo với bề trên rằng mọi thứ đã được sạch sẽ, tươm tất, mời họ quay trở về khu vực thờ tự.
Nhìn chung, cách lau dọn bàn thờ ngày tết không quá cầu kì nhưng cũng chẳng phải là đơn giản. Có những thủ tục tưởng chừng như có thể bỏ qua nhưng lại bắt buộc chúng ta phải thực hiện thì mới trọn được sự kính trọng với bề trên. Mong rằng nhưng thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho quý gia chủ trong việc chuẩn bị một không gian thờ cúng tươm tất để đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Hẹn gặp lại quý gia chủ trong những bài viết tiếp theo.
Nếu quý gia chủ có dự định sắm sửa bàn thờ hoặc những sản phẩm thờ tự mới cho Tết này, hãy nhanh chân ghé bàn thờ Nhất Tâm để được tư vấn miễn phí nhé!